Những chuyến đi

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Công nghệ máy lọc nước Nano và ứng dụng tại Việt Nam


Bài trước mình đã cung cấp cho các bạn biết quy trình lọc nước sử dụng công nghệ RO. Bài tiếp theo này mình giới thiệu với các bạn về công nghệ lọc nước Nano. Hy vọng là những bài viết này sẽ có lợi cho các bạn khi quyết định có sử dụng tới máy lọc nước hay không và dùng loại nào để an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn.
Hiện nay máy lọc nước Nano đã xuất hiện tại Việt Nam với nguồn gốc chủ yếu là xuất xứ tại Nga, được hoạt động với cơ chế bao gồm 5 cấp lọc chính:

Cấp lọc số 1 (lõi sợi Nano) : Bằng sợi bông ép thành khối đường kính 67 mm, 5 micron.
Cấp lọc số 2 (lõi sợi Nano): Bằng sợi bông ép thành khối đường kính 65 mm, 5 micron.
Cấp lọc số 3 (Than diệt khuẩn): Than hoạt tính được ép thành khối bằng công nghệ cao, bên ngoài được bao bọc lớp màng sợi tráng bạc diệt khuẩn.
Cấp lọc số 4 (Màng Nano Silver): Than hoạt tính được ép thành khối, bên ngoài bao bọc lớp Nano silver với các kết cấu Nanometer dầy đặc. Xuất xứ Mĩ
Chức năng: Loại bỏ 100% vi khuẩn và các kim loại nặng, loại bỏ thuốc trừ sâu, hủy bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn, vi rút các loại
Cấp lọc số 5 (Lõi Kation): Hạt Kation và đá khoáng. Chức năng: Làm mềm nước và cân bằng độ PH trong nước
Các câu hỏi đặt ra đối với công nghệ lọc máy nano: Công nghệ Nano có tính ưu việt: không sử dụng điện, không có nước thải, nhưng liệu công nghệ Nano có phù hợp với nguồn nước máy tại các gia đình Việt Nam và khả năng loại bỏ 100% vi khuẩn có đúng?
1. Trước tiên ta quan tâm tới khả năng loại bỏ 100% vi khuẩn trong cam kết của máy lọc nước Nano.
Hầu hết vi khuẩn có kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng 0.5 5.0 μm (micron), nhưng tất cả các lõi lọc của Nano đều có kích thước từ 5 micron – vậy khả năng loại bỏ tới 100% vi khuẩn là điều rất khó ( so sánh với công nghệ lọc R.O khe hở màng chỉ = 1/1000 micron = 1/10 kích thước con vi khuẩn)
2. Lõi quyết định đến công nghệ lọc của máy Nano là màng nano sliver.
Màng Nano Sliver được cấu tạo từ các phân tử nano bạc kết hợp trong các lõi than hoạt tính, hoặc các lõi lọc có kết hợp với các vật liệu hấp phụ khác (kiểu geizer).
Ý nghĩa của từ "nano" đối với lõi lọc này không phải là kích thước lọc đạt cỡ nano, mà là ứnng dụng bạc (Ag ) cỡ 30nm trong việc diệt vi khuẩn - "Nano" ở đây đây là một lựa chọn từ ngữ tiếp thị có hiệu quả.
Xét về khả năng diệt vi khuẩn thật sự của kim loại bạc thì bạc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nếu thời gian tiếp xúc của con vi khuẩn với ion bạc Ag là lớn hơn 6 phút.
Tức là bạc Nano không có khả năng diệt khuẩn tức thời . Nano bạc thực sự hữu ích trong các ứng dụng phủ lên các bề mặt, để diệt khuẩn trên các bề mặt vật dụng.
Với vật liệu lọc nước được trộn với phân tử bạc (Ag ) kích thước từ 20 đến 30nanomet, khi nằm tại các khe lọc, bạc Nano có đủ thời gian để giết chết con vi khuẩn, và không làm cho nó phát triển trong lõi lọc, tránh được nguy cơ vi khuẩn phát triển và phá vỡ tấm lọc?
Như vậy xét trên nguyên lý hoạt động của máy lọc nước Nano, máy hoạt động liên tục, tốc độ lọc nhanh, ko có bình áp chứa, khe hở màng lớn từ 20 – 30 nanomet vậy màng nano Sliver với sự góp mặt của các phân tử Ag liệu có phát huy được tác dụng trong tính năng ưu việc: diệt 100% vi khuẩn trong nước.
Bên cạnh đó nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới khuyến cáo không nên xử dụng bạc trong lọc nước, vì nó có thể gây ra một trạng thái kim loại nặng (Ag ) có hại cho cơ thể con người.
3. Khả năng làm mềm nước kém – có phù hợp với nguồn nước nhiều Canxi ở Việt Nam?
Ngoài công nghệ bạc nano, lõi lọc Kation (Aragonite) còn có thêm chức năng làm chuyển đổi cấu trúc của canxi trong nước thành dạng aragonite, giúp hạn chế canxi bám vào các thiết bị đun, chứa nước. Tuy nhiên, nó không loại bỏ được canxi ra khỏi nước. Tức là nếu nguồn nước nhiễm canxi cao, thì lõi Kation chỉ làm cho canxi không bám vào thiết bị, chứ không loại bỏ được ra khỏi nguồn nước uống như công nghệ trao đổi ion hoặc R/O.
Các lõi này không có khả năng xử lý nước siêu cứng như các nhà phân phối đưa tin, và không thể xử lý nước cứng ở quy mô công nghiệp.
Đối với các nguồn nước nhiễm canxi cao, các máy lọc nước của Nga vẫn phải kết hợp các phương tiện trao đổi ion truyền thống và vẫn phải hoàn nguyên theo nguyên tắc thông thường (Aragon 2).
Hiện nay, hiện trạng nước máy và giếng khoan tại Việt Nam đa phần là nhiễm Canxi cao, vậy liệu công nghệ Nano có giải quyết được triệt để vấn nạn này?
So sánh một cách khách quan, khách hàng có thể trực tiếp kiểm nghiệm trên thực tế sử dụng nước. Nếu sử dụng nước lọc từ máy lọc nước công nghệ Nano , sau 2 tháng dưới đáy ấm vẫn xuất hiện cặn trắng canxi bám dưới thành, còn nếu sử dụng nước lọc từ máy lọc nước công nghệ R.O bạn sẽ không còn thấy sự xuất hiện của cặn canxi cho dù là thời gian 2 tháng hay 2 năm và lâu hơn nữa.
Tóm lại, máy lọc nước ứng dụng công nghệ nano bạc Ag của Nga là một dòng sản phẩm nhỏ, có tính thương mại, nhưng nó không phải là một đột phá trong công nghệ xử lý nước, càng không phải là phát minh mới của nhân loại. Hiện nay, nó chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực máy lọc nước gia đình. Nhưng khi sử dụng người tiêu dùng cần lưu ý thời thực trạng nguồn nước đầu vào của gia đình để lựa chọn công nghệ lọc phù hợp.
Đối với nguồn nước lợ, nước mặn: máy "nano" do Nga sản xuất không thể lọc được nước mặn, nước nợ. Đối với nguồn nước nhiễm canxi, máy lọc nước Nano không giải quyết được triệt để được hiện tượng nước cứng này (lượng canxi trong nước cao).
Như vậy với ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược, khe hở màng (màng R.O) kích thước 0.0001 micron, máy lọc nước công nghệ R.O vẫn được coi là sản phẩm số 1 trong ngành xử lý nước, nó không chỉ được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực máy lọc nước gia đình, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất nước tinh khiết, trong xử lý nước thải, cung cấp nước tinh khiết, vô trùng trong ngành y tế.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Quy trình xử lý nước sinh hoạt trong hộ gia đình

Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của người dân chưa được quan tâm đúng cách. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của cả nhà trước hết bạn hãy sử dụng các phương pháp lọc nước để loại bỏ tạp chất bẩn.

Có nhiều phương pháp lọc nước như là đun sôi nước, lọc bằng cát vàng, lọc bằng than hoạt tính… Tuy nhiên những biện pháp này không thể khử hết được những tạp chất bẩn hoặc là những chất hóa học có độc tố ở trong nước. Theo khuyến cáo của chuyên gia bạn hãy xét nghiệm xem mẫu nước nhà mình bị nhiễm tạp chất gì rồi sau đó quyết định các phương pháp lọc nước. Tuy nhiên để đơn giản hơn và đỡ tốn kém người dân có thể sử dụng các máy lọc nước chuyên dụng giành cho gia đình.

Tôi xin đưa ra một quy trình xử lý nước sinh hoạt đơn giản

Xử lý nước sinh hoạt cho gia đình là nhu cầu cấp thiết hiện nay do nguồn nước ngầm, nước sông thậm chí cả nước thủy cục không đảm bảo. Sử dụng nước sạch, không ô nhiễm các hóa chất, vi khuẩn gây bệnh là một cách bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.





 Máy lọc nước tinh khiết cho gia đình, văn phòng

1.  Sơ đồ quy trình xử lý nước sinh hoạt trong hộ gia đình


2.  Giải thích quy trình

Công nghệ này phù hợp cho nhu cầu của hộ dân cư ở vùng nông thôn hoặc những nơi chưa có mạng lưới cấp nước.

Nước giếng khoan thường nhiễm phèn nặng, giặt quần áo thường bị vàng ố và có mùi hôi. Thiết bị có máy sục khí để tăng cường oxi là một cách để chuyển sắt ( phèn) từ sắt hòa tan thành sắt kết tủa. Nước qua giai đoạn này sẽ chuyển đến bể chứa.

Nước sông chứa các thành phần lơ lững nên cho qua thiết bị lọc thô dạng hở để loại phần lớn tạp chất.

Nước trong bể chứa xảy ra quá trình lắng các hạt sắt kết tủa xuống đáy và một phần nổi lên bề mặt. Những hạt sắt không đủ nặng vẫn còn hòa tan trong nước, nói chung ở giai đoạn này sắt đã bị xử lý một phần và mùi đã giảm rõ rệt.

Nước được đưa vào hệ thống lọc cát tinh để lọc thêm lần nữa nhằm làm tăng độ trong của nước. Ở giai đoạn này nước có thể dùng để tắm giặt, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Một phần nước sẽ được chuyển sang bộ lọc nước tinh khiết mini phục vụ nhu cầu ăn uống trong gia đình.

3. Ưu, nhược điểm

 a.      Ưu điểm:

            ·         Giá thành rẻ phù hợp với điều kiện đầu tư của đa số hộ gia đình.

            ·         Hệ thống ổn định dễ vận hành, độ bền thiết bị cao.

            ·         Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước uống.

            ·         Thiết bị được chế tạo trong nước dễ tìm, rẽ.

b.      Nhược điểm:

            ·         Hệ thống chỉ lọc được lưu lượng nhỏ.


Trên đây là một ví dụ về quy trình xử lý nước của máy lọc nước giành cho hộ gia đình của Hãng RO. Phần sau tôi sẽ cung cấp cho các bạn các quy trình lọc nước sinh hoạt của các hãng khác.






Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Mục đích của quá trình lọc nước


Lọc nước là quá trình loại bỏ các hóa chất không mong muốn, các chất gây ô nhiễm sinh học, chất rắn lơ lửng và các loại khí từ nước bị ô nhiễm. Mục đích là để sản xuất nước phù hợp cho một mục đích cụ thể.Nước nhiều nhất được tinh chế cho tiêu dùng của con người (nước uống), nhưng lọc nước cũng có thể được thiết kế cho nhiều mục đích khác, bao gồm cả việc đáp ứng các yêu cầu của các ứng dụng y tế, dược phẩm, hóa chất và công nghiệp. Nói chung các phương pháp được sử dụng bao gồm các quá trình vật lý như lọc, lắng đọng trầm tích, và chưng cất, quá trình sinh học như các bộ lọc cát chậm hoặc carbon hoạt tính sinh học, các quá trình hóa học như keo tụ và khử trùng bằng clo và sử dụng của các bức xạ điện từ như ánh sáng cực tím.

Quá trình lọc nước có thể làm giảm nồng độ của hạt vật chất bao gồm các hạt lơ lửng, ký sinh trùng, vi khuẩn, tảo, vi rút, nấm và một loạt các vật liệu hòa tan và hạt có nguồn gốc từ các bề mặt rằng nước có thể đã tiếp xúc với sau khi rơi xuống như mưa.
Các tiêu chuẩn về chất lượng nước uống thường được thiết lập bởi chính phủ hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn này thường sẽ thiết lập tối thiểu và tối đa nồng độ các chất gây ô nhiễm cho việc sử dụng đó là được làm bằng nước.
Nó không phải là có thể cho biết liệu nước của một chất lượng thích hợp bằng cách kiểm tra trực quan. Đơn giản như đun sôi hoặc sử dụng bộ lọc than hoạt tính là không đủ để xử lý tất cả các chất gây ô nhiễm có thể có trong nước từ một nguồn không rõ. Ngay cả nước suối tự nhiên - được coi là an toàn cho tất cả các mục đích thực tế trong thế kỷ 19 - bây giờ phải được kiểm tra trước khi xác định loại điều trị, nếu có, là cần thiết. Phân tích  hóa chất và vi sinh khá đắt nhưng đó là cách duy nhất để có được những thông tin cần thiết để quyết định phương pháp thích hợp để lọc nước.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Giải pháp cho nguồn nước bị ô nhiễm



 Hãy hình dung cơ thể mỗi con người chứ tới 70% là nước và khi bạn uống những cố nước như thế này
Điều đó thật đáng sợ!
Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng tại Việt Nam? Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.


Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.

Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia.
Tuy nhiên trong khi chờ đợi các dự án nước sạch của chính phủ thì trước hết mỗi người dân hãy biết cách bảo vệ nguồn nước ăn hàng ngày của mình bằng cách sử dụng máy lọc nước chuyên dụng. 




Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nước



Ô nhiễm nước là gì?
            Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa:
            “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
            Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
            Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
            Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?
            Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… thường không tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loaii nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật.

            Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào?
            Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun…
            Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Colifom. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số Colifom người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
            Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm gây bênh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Đã có năm số lượng người mắc bệnh giun đũa lên tới 900 triệu người và bệnh sán máng là 600 triệu người. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.

Nước bị ô nhiễm do vi sinh vật và thuốc bảo vệ thực vật
            Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩn nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
            Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.

Nước ngầm ô nhiễm
            “Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người”.
            Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:
Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác.
Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4+, PO43-,… vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện ở giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.
Những bài viết trước:

Ô nhiễm nguồn nước - Tình trạng đáng báo động


Nước là một hợp chất hóa học của oxy  hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
Nước có tầm quan trọng lớn như vậy trong cuộc sống của con người nhưng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta hãy cũng nhìn lại những hình ảnh mà con người đối xử với nguồn nước quý hiếm của chúng ta:
Tại Trung Quốc
Cá chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm nặng
Tại Thái Lan 

Tại Việt Nam:
Ai cũng biết được vai trò của nước trong cuộc sống con người nhưng thực tế nguồn nước quý hiếm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy sau 10, 20, 30 năm nữa chúng ta sẽ lấy nước ở đâu để phục vụ cho đời sống của con người? Câu trả lời dường như ai cũng biết nhưng hiện tại đang bị bỏ ngỏ và chờ các cơ quan chức năng giải quyết. Vậy còn bạn để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn đã làm gì?


Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Vai trò của nước trong cuộc sống của con người


Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.

Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông.
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), là chất trao đổi nhiệt.
Nhà triết học người Hi Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất  không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ Hành của triết học cổ Trung Hoa.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt..., nhưng nước thì không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai.
 Qua bài viết "Nước trong cuộc sống" hy vọng các bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống của con người.   Vì thế hãy bảo vệ nguồn nước của bạn.

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More